Phân biệt các đời lens canon mf - af (p2)

IMISHOP 25/03/2020
phan-biet-cac-doi-lens-canon-mf-af-p2

PHẦN 2: ỐNG KÍNH CANON AF (AUTO FOCUS - LẤY NÉT TỰ ĐỘNG) 

Ngàm EF được sản xuất ra để thay thế cho ngàm FD (Xem bài viết trước). Các ống kính lấy nét tự động tiêu chuẩn trước 1987 đều sử dụng mô-tơ lấy nét tích hợp trong thân máy.

Điểm khác biệt của dòng EF là mô-tơ lấy nét đặt trong ống kính, chỉ có các chấu tiếp xúc đến máy để lấy điện vận hành ống kính và nhận tín hiệu điều khiển từ thân máy, do đó, mô-tơ sẽ được thiết kế cho phù hợp với loại ống kính.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

1987: Canon giới thiệu Electo-Optical System, dòng máy phim 35mm autofocus được ra đời với chiếc EOS 650. Đây là sản phẩm được thiết kế mới hoàn toàn để hỗ trợ khả năng tự động lấy nét và nó mang đặc trưng cho dòng EOS đến tận ngày nay. Các máy EOS sử dụng ngàm ống kính EF nên có khả năng truyền tín hiệu giữa thân máy ảnh với lens. Do đó, người dùng có thể điều khiển việc lấy nét và kiểm soát khẩu độ từ camera.

1989: Dòng SLR chuyên nghiệp EOS 1 được trình làng.

Cũng trong năm 1989: EOS RT được ra mắt. Nó là máy ảnh SLR AF đầu tiên trên thế giới sử dụng gương bán trong suốt.

 

1992: Canon EOS 5, máy ảnh đầu tiên trên thế giới có khả năng điều khiển chọn điểm lấy nét bằng mắt (eye-controlled focusing -ECF) . Một hệ thống bên trong máy ảnh sẽ theo dõi sự di chuyển của nhãn cầu để cho phép người dùng chọn giữa năm điểm AF khác nhau trong lúc nhìn vào viewfinder. Giờ thì ECF không còn xuất hiện trên các máy DSLR của Canon nữa.

1992: PowerShot 600, máy ảnh số đầu tiên của Canon trình làng. Máy sử dụng cảm biến CCD độ phân giải 570.000 pixel, tức là chỉ 0.57 triệu pixel. Con số này cực nhỏ so với hiện nay nhưng vào thời điểm máy ra mắt, nó là một cột mốc quan trọng cho quá trình phát triển về sau của Canon trên lĩnh vực máy ảnh số dân dụng.

1995: Canon giới thiệu ống kính thương mại đầu tiên có tích hợp hệ thống ổn định hình ảnh, đó chính là ống EF 75-300mm f/4-5.6 IS USM. Cũng trong năm này, Canon ra mắt EOS-1N RS với khả năng chụp liên tục 10fps và nó cũng chính là SLR nhanh nhất thế giới thời bấy giờ. EOS-1N RS sử dụng gương bán trong suốt cố định với một lớp phủ “cứng”.


1996: model máy chụp hình kĩ thuật số bỏ túi đầu tiên của Canon với hệ thống chụp ảnh tiên tiến (Advanced Photo System) ra đời. Nó được gọi là ELPH ở Mỹ và IXUS ở Châu Âu. Đây cũng là tiền thân cho dòng IXUS sau này.

 

2002: Canon ra mắt DSLR chuyên nghiệp EOS-1Ds, máy ảnh số đầu tiên của Canon dùng cảm biến Full-frame 35mm. Nó dùng cảm biến CMOS 11,4 megapixel và sở hữu thân hình tương tự như EOS-1V.

 

----

Canon có 3 hệ thống ống kính chụp ảnh khác nhau:

Dựa trên kích thước cảm biến và công dụng, Canon chia dòng ống kính của họ ra làm 3 loại. Mỗi loại có một ngàm riêng và có thể thay thế cho nhau. Cụ thể:

  • Ống kính EF: Ống kính dành cho các máy dùng cảm biến Full Frame dòng EOS-5D, EOS-1D, EOS-6D)
  • Ống kính EF-M: Dành cho các máy mirrorless EOS-M (EOS-M10,...)
  • Ống kính EF-S: Đây là ống kính dành cho máy dùng cảm biến APS-C (EOS XXX- D, EOS XX-D, EOS XXXX-D và 7D)

Nguyên tắc chuyển đổi ống kính:

  • Máy Mirrorless chỉ có thể dùng ống kính EOS-M
  • Máy Canon DSLR APS-C có thể gắn được ống kính EF lẫn EF-S
  • Máy Canon DSLR Full Frame có thể gắn được ống kính EF. Nếu gắn EF-S thì vẫn được nhưng sẽ bị hiện tượng tối đen ở 4 góc ảnh.

Các ký hiệu trên ống kính Canon

  • IS: Image Stablization: Công nghệ ổn định hình ảnh, sử dụng các motor bên trong ống kính để dịch chuyển thấu kính, bù trừ các dao động. Khi dùng ống kính IS, bạn có thể chụp ở tốc độ màn trập thấp hơn bình thường mà không sợ ảnh bị nhoè. Những ống kính có ký hiệu IS thường đắt tiền và to hơn các ống kính không IS
  • STM: Stepping Motor - Motor lấy nét bước. Loại motor này có ưu điểm là êm giá thành rẻ và hỗ trợ tốt cho việc quay phim.
  • II hoặc III: Đời 2 hoặc đời 3. Số càng lớn thì ống kính đời càng mới.
  • DO: Viết tắt của Diffractive Optics. Đây là công nghệ đa lớp thấu kính, được dùng chủ yếu trên các ống kính tiêu cự dài. Nhiệm cụ của công nghệ này là giúp ống kính thu gọn và nhẹ hơn, trong khi đó vẫn giữ được chất lượng quang học hoặc tối ưu hơn nữa.
  • USM: Motor lấy nét Ultra Sonic độc quyền của Canon với tốc độ lấy nét nhanh hơn, chính xác hơn motor thông thường và gây ra rất ít tiếng ồn

 

Ống kính EF luôn có một chấm đỏ ở đuôi ống kính để phân biệt với ống kính EF-S.

  • Về mặt phân khúc, Canon ống kính của họ ra làm 2 loại là ống kính thường và ống cao cấp.
  • Các ống kính cao cấp sẽ có ký hiệu L trong tên gọi cũng như trên thân ống kính.
  • Loại ống kính 'L' này có 1 đường chỉ màu đỏ trên thân ống kính. Các ống kính không có 'L' thường có đường chỉ màu vàng hoặc bạc
  • 'L' = 'Luxury', thể hiện đây là ống kính cao cấp với chất lượng quang học cao, công nghệ tráng phủ tốt nhất, cho chất lượng hình ảnh cao.
    Giá của dòng ống kính này cao hơn ống kính không thuộc dòng L rất nhiều.

Với vị thế đứng đầu trong thị trường máy ảnh DSLR, các hãng sản xuất khác cũng không thể nào làm ngơ với máy ảnh thay ống kính Canon. Các hãng ống kính từ Đức, Nhật cũng nhảy vào sản xuất ống kính cho máy Canon nhưng dùng ưu thế về giá và chất lượng để cạnh tranh. Bên cạnh đó các hãng còn tập trung sản xuất các ống kính có tiêu cự hoặc khẩu độ đặc biệt để lấp vào các khoảng trống mà Canon còn thiếu.

 

Bình luận (1)
binh-luan

Hello World! https://tq71m3.com?hs=0527fdf1fec40800088408ab1a8c7eb0&

23/11/2022
vh8a55
VIẾT BÌNH LUẬN