Phân biệt các loại lens nikon từ mf đến af (p1)

IMISHOP 14/01/2019
phan-biet-cac-loai-lens-nikon-tu-mf-den-af-p1

VŨ TRỤ ỐNG KÍNH NIKON

PHẦN 1: PHÂN BIỆT CÁC ỐNG NIKON MF

SỢ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ỐNG KÍNH NIKON

Nikon Corporation (株式会社ニコン Kabushiki-gaisha Nikon) hay còn gọi tắt là Nikon,  là công ty Nhật có trụ sở tại tokyo, chuyên làm về các thiết bị quang học và thiết bị ngành ảnh

Không chỉ được biết đến với các sản phẩm như ống kính và máy chụp hình, Nikon còn được biết đến như là một nhà sản xuất cho ra các sản phẩm như ống nhòm dân dụng, ống nhòm quân sự, kính  mắt, kính hiển vi, thiết bị bán dẫn,….

Công ty được thành lập ngày 25/7/1917 dưới tên Nippon Kōgaku Kōgyō Kabushikigaisha (日本光学工業株式会社 "Japan Optical Industries Co., Ltd."), sau này đổi tên thành Nikon Corporation. Từ năm 1988, nikon trở thành thành viên của tập đoàn Mitshubishi.

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ giới thiệu đến cho người đọc một số khái niệm cơ bản của ống kính Nikon.

Lens Nikon có 3 loại ngàm chính:

  • ngàm máy ảnh rangefinder
  • ngàm F
  • ngàm Z.

Ngàm máy rangefinder khá hiếm và đắt đỏ nên không đề cập đến trong bài viết này. Ngàm Z dành cho máy mirrorless mới ra và có ít ống kính nên không có gì để nói. Bài viết này sẽ tập trung vào ngàm F.

Hiếm có hãng nào trung thành với ngàm ống kính của mình như Nikon. Từ khi được giới thiệu lần đầu vào tháng 4/1959, ngàm F của Nikon đã trờ thành ngàm tiêu chuẩn của các máy SLR và DLSR đến nay.

Có thể chia thành 2 nhóm chính: ống lấy nét tay (MF) ống lấy nét tự động (AF). 

Ở Phần 1 - Chúng ta sẽ tìm hiểu về MF trước.

Ống lấy nét tay có thể chia ra thành 3 đời nhỏ hơn: đời F, đời K, đời AI/AI-s

Giai đoạn 1959-1974:  đời F (hay còn gọi là Nikon A/ preAI/ Auto Nikkor) :

Đời F được ra đời  cùng với máy Nikon F vào năm 1959, và trong 3 năm kể từ đó , hệ ống kính ngàm F của nikon đã bao phủ được các dải tiêu cự từ 6mm đến 1000mm.

Đặc điểm dễ nhận biết của dòng này là vỏ ống được làm 100% bằng kim loại, cầm rất nặng tay.

  • Phần “tai thỏ” không có 2 lỗ nhỏ
  • Viền dưới vỏ ống kính phẳng
  • Chỉ có 1 hàng khẩu

Nikon 135 f2.8 Nikkor -Q tại iMi Shop

Tên thường là chữ “Nikkor-(x)”
chữ (x) này cho biết ống nikon đó gồm bao nhiêu thấy kính. Có thể tra trong bảng sau
 

Số lượng thấu kính  

Chữ Viết Tắt

Nguồn gốc  

1

U

"Uns"

2

B

"Bini"

3

T

"Tres"

4

Q

"Quatour"

5

P

"Pente"

6

H

"Hex"

7

S

"Septem"

8

O

"Octo"

9

N

"Novem"

10

D

"Decem"

11

UD

"Uns" and "Decem"

Ví dụ như lens sau

Lens này có chữ Q (Nikkor-Q)
Nghĩa là có 4 thấu kính trong đó 

Bắt đầu từ năm 1971, Nikon đã áp dụng công nghệ Multicoating (nhiều lớp tráng phủ) lên các ống. Để kí hiệu cho việc thay đổi này, Nikon thêm chữ “-C” vào sau tên ống kính.

Và bắt đầu từ năm 1974 về sau, với sự ra đời của đời K, nikon đã bỏ hẳn các kí tự trên phần vì muốn khách hàng dễ nhớ tên, phần vì lúc này công nghệ Multicoating đã đại trà, không cần ghi lên nữa.

Giai đoạn 1974-1977: Đời K

Đặc điểm của đời ống kính này là 

  • toàn thân sơn đen
  • vẫn còn kiểu tai thỏ và đánh khẩu như đời F

Đời này vẫn sử dụng đo sáng bằng tai thỏ, chưa có ngạnh để sử dụng các máy sau này.

Giai đoạn này Nikon gần nhu đã áp dụng công nghệ Multicoating lên trên các ống kính của họ.

Lưu ý: đời này nguyên thủy chưa thể gắn được lên các máy số và các máy phim đời mới. nếu cố gắng có thể làm gãy chốt đo sáng.

Có thể chỉnh lens đời K để dùng được trên máy số bằng cách cưa bỏ 1 phần gờ đuôi lens (tại iMi SHOP có nhận làm)

Giai đoạn 1977-nay : đời AI và AI-s

AI (Auto Indexing) là một bước tiến cực lớn của Nikon vì giờ đây, các ống và body có thể ăn khớp dễ dàng với nhau nhờ 1 ngạnh nhỏ ( xem hình minh họa) mà không cần đến cơ chế tai thỏ và cần gạt phức tap như trước đây. Hệ thống đo sáng kiểu này vẫn còn được giữ cho các máy số Nikon sau này.

Nikon 28mm f2.0 tại iMi Shop - MayAnhGiaRe.com

Ngoài ra, còn có thể nhận dạng đời AI qua các đặc điểm sau đây

  • có thêm 1 vòng khẩu nhỏ để hiện trong cửa sổ máy phim (máy phim thôi nha)
  • tai thỏ giờ có thêm 2 cái lỗ nhỏ
  • số khẩu nhỏ nhất được sơn màu xanh

Đây có thể nói là một bước tiến rất lớn của Nikon. Những ống kính đời AI/AI-s này có thể chụp đủ ở các chế độ P/A/S/M trên các máy phim tương thích, thậm chí có thể sử dụng ở chế độ đo sáng Ma trận với một số máy như Nikon FA.

Đời AI-s

Thiết kế gần như tương tự như đời AI, chỉ khác một tí về mặt ngoại hình (trừ một số ống như Nikkor 28mm f2.8 từ đời AI sang đời AIS đã có sự thay đổi vượt bật về mặt quang học)

Cách phân biệt dễ nhất là nhìn vòng khẩu, khẩu nhỏ nhất (số lớn nhất) được sơn màu cam và dưới ngàm ống kính có cái khoét nhỏ.

Nikon 28mm f2.0 AI-s tại iMiSHOP MayAnhGiaRe.com

Chữ S trong AI-s thường mỗi người hiểu một kiểu. tuy nhiên có 2 cách hiểu phổ biến và tạm cho là đúng sau đâu:

-S là speed: phần lớn các ống Nikon từ AI qua AI-s đều được rút ngắn vòng chạy lấy nét, giúp việc lấy nét diễn ra nhanh chóng hơn. Mặc dù vậy, một số người không thích điều này vì họ cho rằng làm vậy sẽ khó lấy nét chính xác hơn.

-S là shutter-priority: đời AI-s đã có thể sử dụng cho phần lớn máy phim Nikon ở chế độ S (trước đây chỉ tương thích với FA hoặc một số ít máy). Và một số máy có chế độ tự động như F401/F501 sẽ chọn tốc độ phù hợp khi chụp ở P ( ví dụ khi gắn tele thì máy  sẽ ưu tiên chọn tốc cao và mở khẩu).

Lưu ý: khi gắn máy số thì máy số coi AI và AI-s là như nhau

Các ống AF ( không phải ống G ) vẫn có thể coi là ống AI-S và trên vòng khẩu có 2 lỗ nhỏ để gắn tai thỏ mặc dù chắc ít có ai làm điều này. (các bác thích iMi SHOP gắn giúp được nhé)

Ngoài ra :

ống AI’D (hoặc Aid/AID) là các ống đời cũ hơn  như đời non AI/ đời K đã được hãng thay ngàm, trở thành đời AI để lắp được trên máy phim đời mới và máy số.

ống Series E: đây là các ống kính dòng giá rẻ của Nikon, tuy gọi là giá rẻ nhưng chất lượng vẫn rất tốt, hầu hết là các ống Single Coating (riêng một số ống có Multi Coating). Các ống Series E đều thuộc đời AI-s nhưng bị lược mất tai thỏ

Nikon 36-72mm f3.5 tại iMiSHOP

Mời các bác click xem Phần 2 - Phân biệt ống kính Nikon AF

Vui lòng dẫn nguồn iMi SHOP - MayAnhGiaRe.com khi chia sẻ. Chân thành cảm ơn.

 

Bình luận (11)
binh-luan

nopfoerry

29/03/2022
generic levitra 20mg tablets Zdjvyn [url=https://oscialipop.com]cheap cialis from india[/url] Jyqefj Necupe buy cialis online forum Idzkab https://oscialipop.com - Cialis Zithromax Buy Online Uk
VIẾT BÌNH LUẬN